Social Icons

Wednesday, September 18, 2013

Học tennis nâng cao-Chấn thương và cách phòng ngừa

Có thể xếp vào nhóm lỗi chấn thương và quá tải, nhưng ở đây tôi tách ra một phần riêng cho dễ đọc. Đây là lỗi nguy hiểm nhất và hay gặp nhất khi một người chơi quần vợt vốn chỉ để CHO VUI chuyển sang THAO DIỄN THỂ LỰC một cách nghiêm túc. Hầu hết sự tăng cường khả năng vận động và phát triển tư chất thể thao chỉ đưa tới một vấn đề QUÁ TẢI, đó là sự xuống sức, sự mệt mỏi, thiếu oxy trong quá trình vận động, từ đó đưa tới căng cơ đùi, chuột rút bắp chân, đi tiểu ít- nước tiểu sẫm mầu… do dư CO2 và Axít Lactic trong cơ thể. LỖI này dễ sửa với các bài tập hợp lý và tăng lượng vận động từ từ, kết hợp hô hấp tốt có nhịp điệu với kỹ năng đánh bóng, bổ sung nước đầy đủ và biết cách phối sức cũng như khả năng điều tiết bằng việc câu giờ…. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sau mỗi buổi tập và bù nước tại nhà trong 24h tiếp theo đó sẽ nhanh chóng giải quyết sự mệt mỏi và việc quá tải sẽ không còn lặp lại cho tới khi đối mặt với một lượng vận động lớn hơn nhiều.
Quá tải là một vấn đề đã được ghi nhận trong y học thể thao và bạn không cần phải qua lo lắng vì nó. Nhưng chấn thương là một vấn đề nghiêm túc ảnh hưởng tới việc chơi quần vợt cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trong giai đoạn tập luyện nâng cao, có hai loại chấn thương chính mà bạn sẽ gặp phải, tùy theo bạn đang chơi loại hình kỹ thuật nào.

Chấn thương các vùng của tay cầm vợt:
 Khuỷu là thứ hay  bị gặp nhất, mà người ta rút lại cái hội chứng Elbow đau vùng khuỷu tay trong. Hầu hết những người chơi Flat sẽ gặp lỗi này, đặc biệt là những người trong giai đoạn đầu đang chuyển từ Flat tốc độ thấp tới trung bình sang tốc độ cao và tiếp bóng gằn. Nguyên nhân của việc đau này có khá nhiều, nhưng chủ yếu là do vị trí tiếp bóng của flat là TRỄ khiến cho toàn bộ lực tác động do cú va chạm vợt bóng truyền vào khuỷu tay của người chơi. Điều này xảy ra là do hầu hết người chơi Flat bình thường đều tiếp bóng đúng, tức là vị trí bóng ở ngay trước ngoài cơ thể, giai đoạn vợt đang đi từ sau ra trước và bắt đầu vào quỹ đạo xoay ngang của hông để đưa bóng đi chéo sân. Với những đường bóng dọc biên sử dụng Flat, hầu hết mọi tay vợt sẽ rất khó đưa bóng dọc biên ngay cả ở đẳng cấp cao. Để đưa bóng dọc biên các tay vợt ngoài việc phải chuyển góc chân-vai rất nhiều để hướng vai trước đi dọc biên, thì việc tiếp bóng hơi trễ một chút là yếu tố sống còn, nó đảm bảo bóng tiếp vào vợt ở giai đoạn quỹ đạo vợt đi từ sau ra trước và trước khi quỹ đạo xoay ngang của hông tác động vào vợt. Trong quá trình nâng cao từ tốc độ bóng - vợt bình thường, nay đột ngột chuyển sang phải tăng tốc đầu vợt đánh bóng đang di chuyển ở tốc độ khá cao, điều này khiến việc đồng bộ hoá chuỗi động lực chưa tốt sẽ gây chấn thương khuỷu từ nhẹ tới nghiêm trọng.
Với các VĐV hàng đầu thế giới những năm trước đây chơi flat cổ điển, cũng gặp các chấn thương tương tự. Ngày nay hiếm có những người chơi như thế nên các chấn thương khuỷu ít ghi nhận ở tầm quốc tế. Việc phòng ngừa chấn thương khuỷu tay là một việc làm có tính chất may rủi, ngoài việc luyện tập cẩn thận không nôn nóng bớt xén kỹ thuật, thì việc chỉ sử dụng flat tấn công bóng tốc độ cao quả là vấn đề nan giải trong khi kỹ thuật tấn công với topspin các bạn chưa có ở cấp độ này. Đặc biệt những tay vợt đam mê các cú dứt điểm winner sử dụng cú forehand killer với flat được ưa thích những năm ’90 của thế kỷ trước, rất hay gặp phải lỗi này và không thể sửa được, trừ khi bạn từ bỏ nó và chuyển qua chế độ điều trị y tế nghiêm túc.
Chấn thương cổ tay- đây là một lỗi rất hay gặp. Trong giai đoạn nâng cao chấn thương cổ tay là rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của kỹ năng thực hành quần vợt. Chủ yếu gặp phải là đau nhẹ, cho tới đau nhiều và rất đau khiến cho người chơi thậm chí không thể cầm nổi vợt một thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu của việc đau cổ tay, ngoài việc cầm vợt lỏng lẻo do trước đây chỉ đánh bóng tốc độ thấp, nay đánh bóng ở tốc độ cao khiến cho việc cầm vợt ‘khá chắc’ như trước kia trở thành ‘lỏng lẻo’ hơn so với yêu cầu ở tốc độ cao này. Thì nguyên nhân chính gây đau cổ tay là do việc sử dụng linh hoạt cổ tay trong các cú líp bóng hay tạo topspin cơ bản được người chơi tăng cường tập thêm. Chính việc sử dụng pha trộn giữa líp-topspin-flat trong cùng một loại hình kỹ thuật khiến cho cổ tay của người chơi trong giai đoạn này không còn ‘cố định’ tuyệt đối như cần thiết nữa, đặc biệt dưới tốc độ cao hơn đáng kể, việc di chuyển cổ tay trong khi flat như thế sẽ gây ra chấn thương nghiêm trọng. 
Ở đẳng cấp hàng đầu thế giới trước đây gặp rất nhiều chấn thương cổ tay do việc lạm dụng cổ tay chơi lẫn lộn kỹ thuật như thế này, những năm gần đây hiếm gặp hơn nhiều, ngoài vài tay vợt chơi thô thiển như M.Sharapova hay J.M.Delportro, hay các tay vợt có tư chất thể thao yếu hơn như N.Davidenko… còn lại chúng ta hiếm gặp các chấn thương loại này. Với người chơi cấp độ nâng cao, việc ổn định cổ tay trước khi thực hiện kỹ thuật là vấn đề sống còn trong việc giữ cổ tay tốt. Hãy chắc chắn với kỹ thuật mình đang sử dụng trong từng trường hợp tiếp bóng cụ thể. Đừng lẫn lộn kỹ thuật và đừng lạm dụng cổ tay trong khi chơi flat, mặc dù nó có vẻ dễ đánh bóng mạnh hơn và trông nó hay hay hơn, pro hơn.
Chấn thương vai – là một chấn thương ít gặp hơn ở cấp độ nâng cao này, nhưng nếu bạn có tư chất thể thao chưa tốt, trong quá trình tập tăng tốc cú giao banh flat, có thể chấn thương vai sẽ tới. Từ một tốc độ giao banh trung bình 100-130kmh nay phải nâng lên tốc độ 130-150kmh thậm chí 170kmh với flat khiến cho vai của người chơi trở thành quá tải. Giao banh với topspin hiếm gặp các chấn thương vai, do sử dụng góc quay vai tự nhiên của lồi cầu xương cánh tay trong ổ khớp vai. Hầu hết chấn thương gặp phải là ở vùng vai trước và vai ngoài, chỗ cơ delta. 
Ở đẳng cấp cao hơn, hầu hết các chấn thương vai gặp ở các VĐV có tư chất thể theo yếu nhưng vẫn cố sử dụng sức mạnh trong flat để giữ thế trận, đó là LiNa và N.Djokovic. Còn các VĐV có tư chất thể thao tốt và lợi thế giao banh, các cú Flat trong giao banh cũng gây đau vai, nhưng chưa tới mức chấn thương hành hạ. Ở cấp độ nâng cao, việc từng bước nâng cao tốc độ giao banh cũng là một giải pháp tránh chấn thương vai, việc phối hợp giữa giao banh flat tốc độ trung bình với topspin tốc độ cao hơn một chút cũng giúp bạn giải quyết vấn đề chấn thương này.
  • Chấn thương vùng chân và hông: 
 Hiếm gặp ở cấp độ này, do các tác động xoay hông mạnh mẽ chưa đủ gây tổn thương vùng này của cơ thể. Còn các bài di chuyển mới chỉ tăng cường và phát huy tố chất thể thao, nên chưa tới mức đặt chân vào các tư thế dễ gây tổn thương. Hiếm gặp các pha ngã và lật cổ chân, nếu có thì do mặt sân trơn hay gồ ghề không chuẩn gây ‘vấp giầy’ hay ‘trượt chân’ mà thôi. Các tổn thương ở gối cũng ít ghi nhận do các nỗ lực đánh bóng dựa trên điểm tựa gối ở cấp độ này không có người chơi nào đạt được. 
Ở đẳng cấp cao hơn, các chấn thương vùng hông khoeo và cổ chân là các ghi nhận thường xuyên, nhẹ thì đau sau vận động quá tải, nặng thì đứt dây chằng - lật cổ chân, tiềm tàng thì đau kéo dài và rối loạn chuyển hoá calci tại các vùng khớp gây ra gai xương hoặc loãng xương, thoái hoá khớp và khô khớp. Tất nhiên ở cấp độ nâng cao các bạn chưa gặp phải vấn đề này, nhưng bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cũng là một đề xuất. Thoát vị đĩa đệm cột sống vùng hông và thoát vị bẹn là hai nguy cơ có thể bạn sẽ gặp phải. Nếu bạn có sẵn yếu tố ‘nguy cơ’ gặp phải hai vấn đề này, một sự kiểm tra y tế trước khi bước vào giai đoạn nâng cao là bắt buộc. Các chỉ số luyện tập phải được theo dõi để tránh các vấn đề quá tải gây ra các biến đổi này.
  • Các chấn thương khác hiếm gặp:
Thường là ở giai đoạn nâng cao các bạn hiếm gặp phải các chấn thương kiểu rách cơ đùi – rách cơ bụng hay đứt dây chằng đầu gối…. đó là các chấn thương có thể gặp phải ở cấp độ cao cấp hơn.

Ban đầu khi mới hoc tennis, bạn cũng nên chú ý đến các loại chấn thương và cách phòng tránh, tránh trường hợp bạn bỉ nản chí vì chấn thương kéo dài.

No comments:

Post a Comment

 

Forum Tennnis

.

Lịch Thi Đấu Tennnis

đang cập nhật nội dung ...

Xếp Hạng Tennis