- Trước khi vào sân: Dành khoảng 5 phút để làm nóng cơ thể với các động tác như: nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện các bài tập kéo giãn gân cơ cho đến khi ra mồ hôi; giữ cán vợt khô để tránh phồng rộp da bàn tay; uống nước (lượng vừa phải) để tránh bị vọp bẻ và mau mệt.
- Trong khi chơi: Khi nghỉ giữa set nên lau mồ hôi để tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể; tăng sức đề kháng bằng các loại nước uống có bổ sung vitamin và khoáng chất; dừng chơi hẳn khi gặp trời mưa, chỉ ra sân lại khi mưa đã tạnh và sân đã được lau khô; không chơi quá sức; tuyệt đối không uống rượu, bia và hút thuốc lá, đặc biệt đối với những người có tiền sử về bệnh tim mạch và huyết áp.
- Sau khi chơi: Thả lỏng các khớp, chạy nhẹ nhàng để cơ thể trở về trạng thái cân bằng; thực hiện các biện pháp hỗ trợ như xoa bóp cơ bắp.
Khi bị chấn thương, trước khi được bác sĩ can thiệp, người chơi có thể tự tiến hành các bước (RICE) sau nhằm tránh làm nặng thêm chấn thương:
- R (Rest) - Nghỉ ngơi: Nghỉ chơi ngay lập tức khi bị chấn thương, giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24-72 giờ đầu.
- I (Ice) - Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc đá đập nhuyễn bỏ vào bao nylon bọc một khăn ướt bên ngoài để đắp lên chỗ bị thương, mỗi lần giữ khoảng 10-15 phút, nghỉ 30-45 phút làm lại, thực hiện vài lần trong ngày.
- C (Compression) - Băng ép: Sử dụng băng thun quấn quanh vùng bị tổn thương (rộng ra khoảng 5cm phía trên và phía dưới). Không nên quấn quá chặt để tránh chèn ép mạch máu thần kinh.
- E (Elevation) - Kê cao: Kê cao chi chấn thương khoảng 10-15cm trong 24-72 giờ đầu.
No comments:
Post a Comment